Tìm kiếm sản phẩm
     
Quick Comment
Đình Phong Phú : Dạ cho em hỏi bên mình còn XPS-10 không ạ
Tạ Phan Thùy Anh : Cho em xin hỏi là PSR-E273 còn không ạ
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Trần Kim Thúy Vy
Dạ mình đặt ở đâu vậy ạ, và đã nhận được hàng chưa ạ?
Trần Kim Thúy Vy : Hôm qua 23/4 mình có đặt mẫu ukulele KA TE, cho mình hồi lại nha shop Mình cảm ơn ạ
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Phạm Thế Long
chào anh, bên em có sẵn hàng ở tất cả các chi nhánh ạ. Anh nhắn tin zalo hoặc liên hệ vào số 0979 499 501 để được tư vấn cụ thể hơn ạ 
Thân!
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Đinh Trần Hoàng Sơn
dạ hôm đó em có gọi cho anh nhưng thuê bao ạ, hôm nay em có gọi lại vẫn thuê bao, anh kiểm tra lại sdt giúp em ạ, hoặc mình có thể nhắn qua zalo số 0979 499 501 để liên hệ trực tiếp với bên em ạ, em cảm ơn 
Thân!

Họ & Tên :
Email :
Nội dung : Mã xác nhận:
 
Quảng cáo
Symphony (Giao hưởng) 12/26/2012 12:56:14 PM Giao hưởng là một thể loại tác phẩm quy mô dành cho dàn nhạc (hoặc dàn nhạc với giọng hát) và thường có nhiều hơn một chương. I.GIỚI THIỆU

Giao hưởng là một thể loại tác phẩm quy mô dành cho dàn nhạc (hoặc dàn nhạc với giọng hát) và thường có nhiều hơn một chương. Thuật ngữ “giao hưởng” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “cùng nhau phát ra âm thanh.” Ý nghĩa này của thuật ngữ “giao hưởng” đã trải qua nhiều sự thay đổi trong lịch âm nhạc. Ý nghĩa của nó theo cách hiểu của chúng ta ngày nay đã được định hình từ nền âm nhạc Đức và Áo trong suốt đầu thế kỷ 18.

II. NGUỒN GỐC

Thuật ngữ giao hưởng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1597 với vai trò là tiêu đề các tác phẩm của nhà soạn nhạc thành Venice Giovanni Gabrieli, đó là những tác phẩm nhạc lễ cho giọng hát và nhạc cụ, có tên gọi “Sacrae symphoniae”. Khi đấy, từ “symphoniae” đã được dùng để chỉ “sự cùng nhau diễn xướng” của các giọng hát và nhạc cụ. Tuy nhiên, việc Adriano Banchieri cho ra mắt một bản Giao hưởng nhạc cụ mà không có giọng hát vào năm 1607 đã vạch ra một xu hướng mới quan trọng trong lịch sử giao hưởng. Năm 1619, nhà soạn nhạc và lý thuyết âm nhạc người Đức Michael Praetorius đã viết trong tập tiểu luận của ông về các hình thức âm nhạc đương thời (Syntagma musicum, Vol. III) rằng, một bản giao hưởng là “một tác phẩm hòa tấu chỉ của các nhạc cụ mà không có bè giọng hát – loại tác phẩm này được những người Ý khởi xướng.” Từ giao hưởng cũng được áp dụng cho phần mở đầu bằng nhạc cụ hoặc phần ngưng nghỉ trung gian (interlude) trong các hình thức âm nhạc như cantata, opera và oratorio. Một ví dụ đáng chú ý là “Giao hưởng Đồng quê” trong tác phẩm Messiah (1742) của George Frideric Handel.

III. ITALY

Là một phần mở đầu bằng nhạc cụ, sinfonia (tên tiếng Ý của symphony) đã trở thành một phần quan trọng của nền opera Ý thế kỷ 17, chẳng hạn như “sinfonia avanti l’opera” trong các tác phẩm của Alessandro Scarlatti. Vào khoảng năm 1700, những overture opera được gọi là các sinfonia này đã có hình thức cấu trúc ba phần hoặc ba chương. Chương đầu nhanh, chương thứ hai chậm và chương thứ ba có tính chất nhảy múa - thường là một minuet.

 Không chỉ được liên hệ một cách hữu cơ với các opera, các overture này cũng được trình diễn như các tác phẩm hòa nhạc và các nhà soạn nhạc Ý như Tomaso Albinoni, Giovanni Battista Sammartini và Antonio Vivaldi đã bắt đầu viết những sinfonia độc lập cũng theo hình thức nhanh-chậm-nhanh. Cấu trúc chương thứ nhất của của kiểu giao hưởng này đã sớm sử dụng hình thức sonata, và những tiền thân khác nhau của hình thức sonata hoàn chỉnh sau này cũng được định hình trong sự phát triển của thể loại giao hưởng.

 Một ảnh hưởng quan trọng khác đối với nền giao hưởng Ý là intermezzo, một hình thức âm nhạc được phát triển ở Naples. Các giai điệu trong các intermezzo bao gồm sự kết hợp của các motif ngắn gọn, rõ ràng, được đệm bởi các phép hòa thanh đơn giản, trái ngược với những giai điệu trau chuốt và phép hòa thanh phức tạp thường thấy trong âm nhạc trước đó. Sự phát triển này đem lại cho các nhà soạn nhạc những “chất liệu nguyên sơ” – những chủ đề  để họ có thể tái kết hợp, tái hòa thanh và phát triển chúng trong hình thức sonata.

IV. ĐỨC VÀ ÁO

Đến năm 1740, giao hưởng đã trở thành thể loại trung tâm của âm nhạc cho dàn nhạc. Những trung tâm lớn cho thể loại này là các thành phố Mannheim và Berlin của Đức, cùng với thủ đô Vienna của Áo. Nhà soạn nhạc người Bohemia Johann Stamitz đã mang lại danh tiếng quốc tế cho dàn nhạc ở Mannheim khi để họ trình diễn các giao hưởng của ông. Stamitz đã là người đầu tiên thêm chương thứ tư vào một bản giao hưởng, đó là một chương kết nhanh, nối tiếp chương minuet. Các chủ đề hai trong các chương sonata của ông cũng thường bộc lộ tính chất tương phản rõ rệt.

 Ở Berlin, các nhà soạn nhạc Johann Gottlieb Graun và C.P.E. Bach (con trai J.S. Bach) cũng đã viết những giao ba chương với những tương phản chủ đề rõ rệt và nhấn mạnh sự phát triển cũng như sự biểu lộ cảm xúc.

 Các giao hưởng bốn chương đã thống trị ở thành Vienna, với chương đầu được quan tâm một cách đặc biệt. Các nhà soạn nhạc ở đây sử dụng nhiều hơn các nhạc cụ hơi và quan tâm đặc biệt tới sự gắn kết giai điệu; chẳng hạn, phần chuyển tiếp giữa các chủ đề có thể thể được cấu thành từ các đoạn ngắn của chủ đề chính. Trong số các nhà soạn nhạc thành Vienna khi ấy có Georg Matthias Monn và Georg Christoph Wagenseil. Một người con trai khác của J.S. Bach là J.C. Bach cũng có tầm ảnh hưởng lớn, ông vốn học ở Ý là đến làm việc ở London, các giao hưởng của ông mang đầy sự sáng sủa của những giai điệu Ý.

V. HAYDN VÀ MOZART: GIAO HƯỞNG CỔ ĐIỂN

Vienna là nơi mà nền giao hưởng thế kỷ 18 vươn đến đỉnh cao. Đó là thời điểm cuối thế kỷ 18, với các tuyệt tác của Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus Mozart và Ludwig van Beethoven. Haydn, nhà giao hưởng Vienna vĩ đại đầu tiên, đã không ngừng thử nghiệm với những kỹ thuật và đạo cụ mới trong sáng tác cho dàn nhạc. Ông đã sáng tác 104 bản giao hưởng và quá trình đó đã kéo dài và mở rộng hình thức giao hưởng. Những phần mở đầu chậm thường đi trước trong các chương một, các chương sonata thường tránh sự tương phản chủ đề; các chương kết, hình thức sonata hoặc rondo, có sức sống và sức nặng chưa hề thấy trong các sáng tác của những nhà soạn nhạc trước đó. Haydn thường sử dụng phép đối âm, gắn kết nó vào trong phong cách giao hưởng. Những đặc trưng tiêu biểu này thậm chí vẫn có mặt cả trong những giao hưởng khác thường như Giao hưởng Tiễn biệt (1772) – trong đó các nhạc công dần dần dời khỏi sân khấu cho đến những phút cuối cùng của tác phẩm.

 Mặc dù Haydn thường được gọi là cha đẻ của giao hưởng, nhưng thể loại này thực ra đã có sự khởi đầu ở Ý và Đức. Haydn đã phát triển thể loại này dưới dạng bốn chương, đem lại cho nó cái được gọi là hình thức cổ điển, đưa nó đến một đỉnh cao mới của âm nhạc. Haydn và người bạn thiên tài của ông – Wolfgang Amadeus Mozart đã tạo ảnh hưởng lẫn nhau trong kỹ thuật giao hưởng. Mozart, một trong những bậc thầy giao hưởng vĩ đại nhất của mọi thời đại, đã sáng tác 41 bản giao hưởng với tính chất sáng tạo kỳ diệu. Trong những giao hưởng nổi tiếng nhất của ông có Giao hưởng Linz (1783), Prague (1786), Haffner (1782); và ba bản giao hưởng cuối cùng: Mi giáng trưởng, Son thứ và Jupiter (1788), đưa thể loại giao hưởng vĩnh viễn trở thành một thể loại lớn với tính chất biểu hiện sâu sắc.

VI. BEETHOVEN

Trong chín bản giao hưởng của mình, Ludwig van Beethoven đã đưa ra khái niệm về các mối quan hệ chủ đề giữa các chương. Trước thời Beethoven, các chủ đề trong mỗi chương là độc lập với nhau. Beethoven đã mở rộng một cách lớn lao và sâu sắc những khả năng biểu hiện của thể loại giao hưởng và đem lại cho nó khả năng khắc họa những cảm xúc phong phú và mãnh liệt. Khả năng biểu hiện lớn này đã có mặt ở mức độ đáng kể trong hai bản giao hưởng đầu tiên của ông, và nó đã trở nên  đặc biệt nổi bật trong Giao hưởng số 3 giọng Mi giáng trưởng (1805), thường được biết đến với cái tên “Eroica” (“Anh hùng” – đã từng được dự định đề tặng Napoleon). Tuyệt tác này có một chương đầu cô đọng, tràn đầy sức mạnh sáng tạo, một chương hai sâu sắc dưới dạng một hành khúc tang lễ, một chương ba scherzo sôi nổi, và một chương kết dưới dạng các biến tấu trên một chủ đề. Nếu như trước đó, chương ba thường là một minuet, thì trong các giao hưởng của Beethoven, chương ba trở thành một khúc scherzo sống động.

 Trong Giao hưởng số 5 giọng Đô thứ (1808) của mình, Beethoven đã đưa vào một motif nhịp điệu và giai điệu 4-nốt, nó có vai trò thống nhất các phần tương phản của tác phẩm. Giao hưởng số 6 giọng Fa trưởng (1808), được biết đến với cái tên “Đồng quê”, đã mô tả những cảm xúc nảy sinh khi nhà soạn nhạc hồi tưởng lại những cảnh thôn dã. Nó sử dụng một số kỹ thuật của âm nhạc chương trình, kể một câu chuyện đơn giản và mô phỏng những âm thanh như tiếng chim và tiếng sấm sét. Giao hưởng số 9 giọng Rê thứ (1824), được coi như một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của Beethoven, kết thúc bằng một chương hợp xướng dựa trên bài thơ  “An die Freude” (“Hướng tới niềm vui”) của nhà thơ Đức Friedrich von Schiller.

VII. THẾ KỶ 19

Sự xuất hiện chủ nghĩa Lãng mạn trong âm nhạc mang lại hai xu hướng đối lập nhau trong sáng tác giao hưởng: xu hướng thứ nhất là sự gắn kết vào giao hưởng những yếu tố của âm nhạc chương trình, và xu hướng thứ hai là sự cô đọng các ý tưởng của hình thức cổ điển, với những giai điệu và hòa âm điển hình của thế kỷ 19. Những minh họa nổi tiếng cho xu hướng thứ nhất là nhà soạn nhạc Pháp Hertor Berlioz và nhà soạn nhạc Hungary Franz Liszt. Những giao hưởng của họ dựa trên những ý tưởng văn học (hoặc phi âm nhạc) nhất định, chúng được gọi là các thơ giao hưởng. Yếu tố giai điệu lặp đi lặp lại trong Giao hưởng Ảo tưởng (1830) của Berlioz là một thí dụ, nó diễn tả người phụ nữ đã ám ảnh những giấc mơ của nhà soạn nhạc. Toàn bộ bản giao hưởng diễn tả sự say đắm đến cuồng dại của nhà soạn nhạc đối với người phụ nữ này.  

 Trái lại, nhà soạn nhạc người Áo Franz Schubert, về cơ bản đã sử dụng lối tiếp cận hình thức cổ điển trong sáng tác giao hưởng, tuy nhiên, các giai điệu và hòa âm của ông mang tính chất lãng mạn tuyệt hảo. Những giao hưởng nổi tiếng nhất của ông là Giao hưởng “Bỏ dở” (1822) và Giao hưởng Lớn (1828). Các giao hưởng của những nhà soạn nhạc Đức Felix Mendelssohn và Robert Schumann diễn tả đặc trưng hòa âm phong phú của chủ nghĩa lãng mạn. Những giao hưởng nổi tiếng nhất của Mendelssohn là Giao hưởng Scotland (1842), Italian (1833), và “Cải cách” (1841), chúng hơi chứa đựng các yếu tố của âm nhạc chương trình thông qua ý nghĩa của các tiêu đề. Các giao hưởng nổi tiếng của Schumann, bao gồm “Mùa xuân” (1841) và “Sông Rhein” (1850) yếu về cấu trúc nhưng lại giàu giai điệu và nhạc tố lãng mạn.

 Thành công nhất trong sự kết hợp hình thức cổ điển và phong cách lãng mạn là bốn bản giao hưởng của Johannes Brahms. Những giao hưởng này vẫn giữ hình thức cổ điển trong cấu trúc rất chặt chẽ của chúng, nhưng lại mang tính chất sâu sắc, triết lý trong sự biểu hiện cảm xúc lãng mạn.

 Nhà soạn nhạc Nga Peter Tchaikovsky sáng tác sáu bản giao hưởng, với tinh thần là âm nhạc chương trình, chúng gắn kết những cảm xúc mãnh liệt với những chất liệu âm nhạc dân gian Nga, và đặc biệt là trong ba giao hưởng cuối cùng có một sự phát triển âm nhạc sâu sắc.

 Các nhà soạn nhạc Áo Anton Bruckner và Gustav Mahler chịu ảnh hưởng lớn của nhà soạn nhạc kịch opera Richard Wagner. Chín giao hưởng của Bruckner khai thác những hiệu quả dàn nhạc lớn và đạt được tính thống nhất trong sự tranh đua giữa các mẫu hình nhịp điệu và giai điệu. Mahler đã mở rộng một cách đặc biệt độ dài của giao hưởng và thường xuyên thay thế những hình thức của nó bằng những đoạn thanh nhạc. Mahler đã nhấn mạnh màu sắc, hay âm sắc của những nhạc cụ riêng lẻ và ông đã thử nghiệm kết thúc một bản giao hưởng bằng một âm điệu khác với âm điệu mở đầu. Trước đó, việc mở đầu và kết thúc một bản giao hưởng bằng cùng một âm điệu giúp nó đạt được sự thống nhất hoàn chỉnh. Mahler đã mong ước rằng các giao hưởng của ông “chứa đựng thế giới”, và ông đã gắn kết các ý tưởng tôn giáo và triết học về những khát vọng của con người và sự đấu tranh của loài người chống lại định mệnh. Nhà soạn nhạc người Czech Antonin Dvorak nổi tiếng với tài năng sử dụng các giai điệu dân gian, như được thể hiện qua bản giao hưởng có tiêu đề “Từ Thế giới Mới” (1893) của ông.

 Các nhà soạn nhạc Pháp như Vincent d’Indy và Camille Saint-Saens, các nhà soạn nhạc Nga như Alexander Borodin và Nikolai Rimsky-Korsakov cũng viết nhiều bản giao hưởng nổi tiếng. Giao hưởng Rê thứ của nhà soạn nhạc Pháp-Bỉ César Franck cũng là một ví dụ cho xu hướng “cấu trúc hình trụ” của thế kỷ 19, đó là xu hướng gắn kết các chương khác nhau bằng sự lặp đi lặp lại các chủ đề và motif.

VIII. THẾ KỶ 20

Trong suốt thế kỷ 20, một số các nhà soạn nhạc như Charles Ives (người Mỹ) và Carl Nielsen (người Đan Mạch) đã bám sát hình thức giao hưởng như những phương thức sáng tạo mang tính cá nhân cao. Cả hai người đều đã thử nghiệm với những phép đa âm và nhiều kiểu sáng tác hiện đại khác. Nhà soạn nhạc Phần Lan Jean Sibelius đã đem lại sinh khí cho giao hưởng với hướng đi ngược lại với Mahler. Sibelius đã cô đọng một cách chặt chẽ các chất liệu chủ đề và các quá trình phát triển. Ông đã từng chuyển từ cấu trúc 4 chương truyền thống sang cấu trúc ba chương trong Giao hưởng số 5 (1919) của mình, và cuối cùng là chuyển về một chương trong Giao hưởng số 7 (1924). Trong chín bản giao hưởng của mình, nhà soạn nhạc Anh Ralph Vaughan Williams đã tiếp tục truyền thống của Dvorak trong việc đi theo phong cách dân tộc đặc trưng, rút ra từ âm nhạc dân gian, đặc biệt là trong Giao hưởng số 3 – được gọi là “Đồng quê” (1921) và Giao hưởng số 5 (1943).

 Những nhà soạn nhạc khác, đi theo các ý tưởng của chủ nghĩa tân cổ điển, đã tránh sự biểu hiện cảm xúc của chủ nghĩa lãng mạn và sửa đổi hình thức giao hưởng để đưa vào đó những xu hướng hòa âm, nhịp điệu và kết cấu của thế kỷ 20. Nhà soạn nhạc Nga Sergey Prokofiev đã viết Giao hưởng số 1 của ông (1916-1917), được gọi là Giao hưởng “Cổ điển” theo phong cách của Haydn. Những ví dụ khác của chủ nghĩa tân cổ điển được tìm thấy trong các giao hưởng của nhà soạn nhạc gốc Nga Igor Stravinsky và những nhà soạn nhạc Mỹ như Aaron Copland, Roy Harris, Walter Piston và Roger Sessions. Nhà soạn nhạc Áo Anton von Webern, với kỹ thuật của hệ 12 âm, đã sáng tác một bản giao hưởng sơ lược, có thể được trình diễn trong 11 phút. Giống như “Kammersymphonie” (“Giao hưởng Thính phòng”, 1906) của người đồng hương Arnold Schoenberg, nó diễn tả xu hướng cô đọng của thế kỷ 20 cũng như tính tiết kiệm trong hình thức và chất liệu.

 Các giao hưởng của nhà soạn nhạc Nga Sergey Rachmaninov là lãng mạn và cổ điển về hình thức. Những tác phẩm có giá trị đặc biệt thuộc về một nhà soạn nhạc Nga khác là Dmitri Shostakovich, các giao hưởng của ông thường đồ sộ về quy mô và đôi khi mang tính chất chương trình. Họ đã nối tiếp truyền thống của Mahler khi đem lại cho giao hưởng sử biểu hiện nội tâm đầy xáo động của chính bản thân nhà soạn nhạc.

 Trong giai đoạn sau Thế Chiến II, nhiều nhà soạn nhạc tiếp tục coi giao hưởng như một phương tiện cho những tuyên ngôn quan trọng nhất của họ. Bốn giao hưởng của nhà soạn nhạc Anh Sir Michael Tippett phản ánh từng thời kỳ khác nhau trong sự phát triển phong cách của ông, trong khi đó, Giao hưởng Turangalila (1948) của Olivier Messiaen (Pháp) là một tổ khúc lớn 10 chương xoay quanh một vài chủ đề trung tâm.

 Những người Mỹ viết giao hưởng vào cuối thế kỷ 20 và đầu 21 bao gồm Philip Glass, John Coregliano và Eileen Taaffe Zwillich.  Ở châu Âu có Sir Peter Maxwell Davies (Anh); Arvo Pärt (Estonia); Einojuhani Rautavaara (Phần Lan); Hans Werner Henze (Đức); cùng các nhà soạn nhạc Ba Lan Henryk Górecki, Witold Lutosławski, và Andrzej Panufnik.

ttdungquantum (dịch)
Nguồn: http://encarta.msn.com
Nhac Cu Tien Manh
Phản hồi (0)
Hiển thị 0 trong 0 phản hồi  


Viết phản hồi
 
Hỗ trợ trực tuyến
Hà Nội
0979 499 501
Đà Nẵng
0943 683 790
TPHCM
0903 728 455‬
Làm việc Thứ 2 - CN
Hà Nội: 9h-20h
Đà Nẵng: 8h-20h
TP HCM: 9h-19h
Video
Nhạc Cụ Tiến Mạnh trên truyền hình Hà Nội
Nhạc Cụ Tiến Mạnh trên truyền hình Hà Nội
Bình chọn
Liên kết
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 355
   Truy cập trong ngày : 1302
   Tổng số truy cập : 18060453
Lên đầu trang