Tìm kiếm sản phẩm
     
Quick Comment
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Trần Kim Thúy Vy
Dạ mình đặt ở đâu vậy ạ, và đã nhận được hàng chưa ạ?
Trần Kim Thúy Vy : Hôm qua 23/4 mình có đặt mẫu ukulele KA TE, cho mình hồi lại nha shop Mình cảm ơn ạ
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Phạm Thế Long
chào anh, bên em có sẵn hàng ở tất cả các chi nhánh ạ. Anh nhắn tin zalo hoặc liên hệ vào số 0979 499 501 để được tư vấn cụ thể hơn ạ 
Thân!
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Đinh Trần Hoàng Sơn
dạ hôm đó em có gọi cho anh nhưng thuê bao ạ, hôm nay em có gọi lại vẫn thuê bao, anh kiểm tra lại sdt giúp em ạ, hoặc mình có thể nhắn qua zalo số 0979 499 501 để liên hệ trực tiếp với bên em ạ, em cảm ơn 
Thân!

Đinh Trần Hoàng Sơn : Hôm qua ngày 28/4/2021, mình có đặt mua sản phẩm Kèn Melodion 37 Phím BM-37K, shop cho mình hỏi nếu muốn xem dơn hàng thì xem ở đâu
Đinh Trần Hoàng Sơn : Hôm qua ngyaf 28/4/2021 mình có đặt sản phẩm Kèn Melodion 37 Phím BM-37K 500.000Đ. Nếu mình muốn xem đơn hàng thì làm thế nào?
Họ & Tên :
Email :
Nội dung : Mã xác nhận:
 
Quảng cáo
March (Hành khúc) 12/26/2012 12:42:34 PM Hành khúc, ở vai trò một thể loại âm nhạc, là một khúc nhạc đặc trưng với nhịp điệu đều đặn, mạnh mẽ. Hành khúc có nguồn gốc từ quân đội ... Hành khúc, ở vai trò một thể loại âm nhạc, là một khúc nhạc đặc trưng với nhịp điệu đều đặn, mạnh mẽ. Hành khúc có nguồn gốc từ quân đội. Ban đầu, hành khúc chỉ được soạn riêng cho việc hành quân và thường được trình diễn bởi một đội quân nhạc.

 

 Cho đến cuối thế kỷ 16, các bản hành khúc vẫn chưa được ghi chép lại bằng các nốt nhạc. Đến lúc bấy giờ, nhịp điệu của các bản hành khúc được giữ bởi bộ gõ và thường kết hợp với sự phụ hoạ ngẫu hứng của fife. Những hành khúc nhà binh xuất hiện sớm nhất hiện vẫn tồn tại là những hành khúc của hai soạn nhạc người Pháp phục vụ trong triều vua Louis XIV là Jean-Baptiste Lully (1632 - 1687) và André Philidor Lớn (1647 - 1730) viết cho đội nhạc của nhà vua. Nhiều hành khúc nhà binh thời kỳ đầu đã được sửa lại cho phù hợp từ các giai điệu phổ biến. Các cuộc chiến tranh thời Napoleon và Cách mạng Pháp đã thúc đẩy sự phát triển của thể loại này. Tiết tấu hành khúc đã được Napoleon Bonaparte sửa lại cho phù hợp để quân Napoleon có thể di chuyển nhanh hơn. Napoleon đã lên kế hoạch chiếm cứ những lãnh thổ ông chinh phục được nên lính tráng thay vì phải mang theo mọi đồ dự trữ, họ có thể rời căn cứ và hành quân nhanh hơn. Các hành khúc dành cho các đội quân và trung đoàn đặc biệt được Luigi Cherubini (1760 - 1842), Hummel, Ludwig van Beethoven và những nhà soạn nhạc khác sáng tác. Phần lớn các hành khúc nhà binh hiện nay nằm trong danh mục biểu diễn của các đội quân nhạc được viết khoảng từ năm 1880 đến 1914, trong đó các tác phẩm độc đáo và lâu bền nhất là của John Philip Sousa (nhà soạn nhạc và nhạc trưởng người Mĩ, 1854 - 1932) và Kenneth Joseph Alford (nhà soạn nhạc người Anh, 1881 - 1945).

 

 Hành khúc có thể được viết ở bất kỳ nhịp nào, nhưng nhịp phổ biến nhất là 4/4, 2/2 hoặc là 6/8. Tuy nhiên, những hành khúc hiện đại lại được viết ở nhịp 2/4 (mặc dù nhịp này không được xem là chuẩn mực). Hành khúc hầu như luôn được viết ở điệu trưởng trừ phi có sự chuyển điệu trong tác phẩm hoặc đó không phải là hành khúc thực sự. Nhịp hành khúc hiện đại thường vào khoảng 120 nhịp 1 phút (nhịp hành khúc chuẩn Napoleon). Tuy nhiên, nhiều hành khúc tang lễ thường được soạn theo chuẩn Roman, 60 nhịp 1 phút.

 

 Ngoài đặc trưng về nhịp độ và tiết tấu, thể loại hành khúc còn có những đặc trưng khác (mặc dù vẫn tồn tại những ngoại lệ). Hành khúc thường gồm một số đoạn nhạc hay khúc nhạc, thường có độ dài 16 hay 32 ô nhịp và thường được lặp lại ít nhất một lần trong cả bản nhạc. Hành khúc thường có nhịp bộ gõ mạnh mẽ và đều đặn, gợi nhớ tiếng trống trận. Hành khúc thường có một lần chuyển giọng từ chủ âm sang hạ át âm (và đôi khi trở lại giọng chủ âm ban đầu). Hoặc, nếu bắt đầu bằng một giọng thứ, nó sẽ chuyển sang giọng trưởng. Các giai điệu được trình bày trong phần nhắc lại thường đối nghịch với giai điệu chính. Hành khúc thường có một đoạn áp chót được viết theo lối đối đáp nhau bởi hai nhóm nhạc cụ (cao/ trầm, kèn gỗ/ kèn đồng…)

 

 Những nhạc cụ quan trọng nhất cho một đội nhạc biểu diễn hành khúc là các loại trống (đặc biệt là loại trống có dây căng mặt dưới để tăng âm), horn, fife hay bộ kèn gỗ và bộ kèn đồng. Đặc biệt trong thế kỷ 19, với sự phát triển mạnh mẽ của bộ kèn đồng, hành khúc trở nên phổ biến hơn và thường được hòa âm một cách kĩ lưỡng.

 

 Hành khúc thâm nhập vào nghệ thuật âm nhạc lần đầu tiên qua những vở opera và ballet của Lully. Về âm điệu, các hành khúc đi từ hành khúc chết chóc bi thương trong opera Götterdämmerung (Hoàng hôn của những vị thần) của Richard Wagner tới các hành khúc nhà binh sôi nổi của John Philip Sousa và các khúc tráng ca trong thế kỉ 19. Minh họa về việc sử dụng đa dạng thể loại hành khúc có thể tìm thấy ở Giao hưởng Eroica của Ludwig van Beethoven, ở các hành khúc nhà binh của Franz Schubert, ở hành khúc tang lễ trong Sonata giọng Si giáng thứ của Frédéric Chopin và ở “Hành khúc thần Chết” trong oratorio Saul của George Frideric Handel…

 

 Âm nhạc hành khúc cho đàn phím ít nhất có thể được lần ngược về tới Battell của William Byrd (nhà soạn nhạc người Anh thời kỳ Phục hưng, 1540 – 1623). Các bản nhạc cho piano được xuất bản của thế kỉ 19 gồm nhiều hành khúc Schubert, Robert Schumann và Chopin. Các hành khúc mở đầu và kết thúc trong nhiều tác phẩm thể loại serenade thể kỉ 18, là lời tuyên bố tiến vào và khởi hành của những người biểu diễn. Joseph Haydn đã viết một bản hành khúc làm chương chậm trong Giao hưởng Nhà binh No. 100 của mình ; chương 4 giao hưởng 'Fantastique' của Hector Berlioz là Hành khúc tới pháp trường (Marche au supplice) và các hành khúc tang lễ có trong giao hưởng số 3 ‘Eroica’ của Beethoven, giao hưởng số 1 của Gustav Mahler. Các hành khúc cho dàn nhạc với ý định làm tác phẩm hòa nhạc độc lập gồm Hành khúc Rakoczy của Franz Lizst và 5 hành khúc Pomp and Circumstance của Edward Elgar.

 

noname (tổng hợp)

 

Nguồn : http://en.wikipedia.org

http://w3.rz-berlin.mpg.de
Nhạc Cụ Tiến Mạnh
Phản hồi (0)
Hiển thị 0 trong 0 phản hồi  


Viết phản hồi
 
Hỗ trợ trực tuyến
Hà Nội
0979 499 501
Đà Nẵng
0943 683 790
TPHCM
0903 728 455‬
Làm việc Thứ 2 - CN
Hà Nội: 9h-20h
Đà Nẵng: 8h-20h
TP HCM: 9h-19h
Video
Nhạc Cụ Tiến Mạnh trên truyền hình Hà Nội
Nhạc Cụ Tiến Mạnh trên truyền hình Hà Nội
Bình chọn
Liên kết
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 192
   Truy cập trong ngày : 151
   Tổng số truy cập : 17647276
Lên đầu trang