Tìm kiếm sản phẩm
     
Quick Comment
hoang nam :
Đình Phong Phú : Dạ cho em hỏi bên mình còn XPS-10 không ạ
Tạ Phan Thùy Anh : Cho em xin hỏi là PSR-E273 còn không ạ
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Trần Kim Thúy Vy
Dạ mình đặt ở đâu vậy ạ, và đã nhận được hàng chưa ạ?
Trần Kim Thúy Vy : Hôm qua 23/4 mình có đặt mẫu ukulele KA TE, cho mình hồi lại nha shop Mình cảm ơn ạ
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Phạm Thế Long
chào anh, bên em có sẵn hàng ở tất cả các chi nhánh ạ. Anh nhắn tin zalo hoặc liên hệ vào số 0979 499 501 để được tư vấn cụ thể hơn ạ 
Thân!
Họ & Tên :
Email :
Nội dung : Mã xác nhận:
 
Quảng cáo
Nhạc cụ dân tộc và ca trù 12/26/2012 12:59:41 PM Trong bài “Tôi chỉ là người đem hạt giống” đăng trên Đà Nẵng cuối tuần số ra ngày 11-10-2009, có đoạn: “… Nhưng nhiều người Việt Nam khi được hỏi chầu văn và ca trù khác nhau như thế nào thì không biết; - Hát ca trù hay hát ả đào, theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, là một bộ môn nghệ thuật truyền thống của miền Bắc Việt Nam, kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và học giả yêu thích.

Một chầu hát cần có ba thành phần chính: một nữ ca sĩ (gọi là “đào” hay “ca nương”) sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp; một nhạc công nam giới (gọi là “kép”) chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát; người thưởng ngoạn (gọi là “quan viên”, thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.

Hát văn, còn gọi là chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc trong nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Dàn nhạc hầu bóng gồm có một đàn nguyệt, một đàn nhị, một trống nhỏ (gọi là trống con), một cảnh đôi, một phách. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác. Nhưng đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi là các nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách của dàn nhạc nên không thể thiếu được.

Đàn đáy, cũng theo Wikipedia, là nhạc cụ do người Việt Nam sáng tạo ra. Không rõ đàn đáy xuất hiện từ bao giờ nhưng đã được nhắc đến gần 200 năm qua. Đàn đáy có tên gốc là “đàn không đáy” tức “vô để cầm” (Wikipedia ghi là “vô đề cầm” – ĐNCT), vì nó không có đáy. Do đó người ta gọi tắt là đàn đáy lâu ngày thành tên chính thức như hiện nay. Một giả thuyết khác cho rằng nhạc cụ này có dây đeo bằng vải, dây này trong chữ Hán là “đái” (đai) nên mới gọi là “đàn đái”, đọc chệch lâu ngày thành “đàn đáy”.

    

Đàn nguyệt
    

 
    
Người biểu diễn thường dùng đàn đáy đệm cho giọng nữ cao hoặc phối hợp với những nhạc cụ gõ có âm thanh khô (ít vang). Trước đây đàn đáy đệm cho hát ả đào cùng với phách và trống, ngày nay nó thường hiện diện trong một số dàn nhạc dân tộc để hòa tấu.

 Đàn nguyệt tức nguyệt cầm, người miền Nam gọi là đàn kìm, có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên có tên là “đàn nguyệt”. Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ thì ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18.

Đàn nguyệt được dùng để biểu diễn các thể loại nhạc dân ca của Việt Nam. Trong ban nhạc “Ngũ tuyệt” của nhạc thính phòng cổ truyền thì đàn nguyệt đóng vai trò điều khiển cùng với bốn nhạc cụ khác gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam và ống sáo. Đàn nguyệt cũng giữ vai trò tối trọng yếu trong nhạc chầu văn.

ĐNCT

Xem thêm:nhạc cụ.
Phản hồi (0)
Hiển thị 0 trong 0 phản hồi  


Viết phản hồi
 
Hỗ trợ trực tuyến
Hà Nội
0979 499 501
Đà Nẵng
0943 683 790
TPHCM
0903 728 455‬
Làm việc Thứ 2 - CN
Hà Nội: 9h-20h
Đà Nẵng: 8h-20h
TP HCM: 9h-19h
Video
Nhạc Cụ Tiến Mạnh trên truyền hình Hà Nội
Nhạc Cụ Tiến Mạnh trên truyền hình Hà Nội
Bình chọn
Liên kết
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 307
   Truy cập trong ngày : 1183
   Tổng số truy cập : 18176147
Lên đầu trang