Tìm kiếm sản phẩm
     
Quick Comment
Đình Phong Phú : Dạ cho em hỏi bên mình còn XPS-10 không ạ
Tạ Phan Thùy Anh : Cho em xin hỏi là PSR-E273 còn không ạ
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Trần Kim Thúy Vy
Dạ mình đặt ở đâu vậy ạ, và đã nhận được hàng chưa ạ?
Trần Kim Thúy Vy : Hôm qua 23/4 mình có đặt mẫu ukulele KA TE, cho mình hồi lại nha shop Mình cảm ơn ạ
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Phạm Thế Long
chào anh, bên em có sẵn hàng ở tất cả các chi nhánh ạ. Anh nhắn tin zalo hoặc liên hệ vào số 0979 499 501 để được tư vấn cụ thể hơn ạ 
Thân!
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Đinh Trần Hoàng Sơn
dạ hôm đó em có gọi cho anh nhưng thuê bao ạ, hôm nay em có gọi lại vẫn thuê bao, anh kiểm tra lại sdt giúp em ạ, hoặc mình có thể nhắn qua zalo số 0979 499 501 để liên hệ trực tiếp với bên em ạ, em cảm ơn 
Thân!

Họ & Tên :
Email :
Nội dung : Mã xác nhận:
 
Quảng cáo
Ân tình với đàn T’rưng 12/26/2012 1:01:32 PM Trong vắt như tiếng suối, như tiếng lá rừng xào xạc khi gió thổi về. Tiếng nhạc phát ra làm mê say lòng người chỉ với những thanh tre nứa đơn giản dưới bàn tay tài hoa của con người kết lại thành một loại nhạc cụ đặc sắc, đàn T’rưng. Trong vắt như tiếng suối, như tiếng lá rừng xào xạc khi gió thổi về. Tiếng nhạc phát ra làm mê say lòng người chỉ với những thanh tre nứa đơn giản dưới bàn tay tài hoa của con người kết lại thành một loại nhạc cụ đặc sắc, đàn T’rưng.

Cách trung tâm thành phố Plei-cu, Gia Lai chưa đầy 5km về phía đông, hợp tác xã sản xuất nhạc cụ truyền thống làng Plei Chuét 2 của người Giơ-rai, thuộc phường Thắng Lợi là một trong những điển hình về sản xuất các loại nhạc cụ truyền thống của địa phương.

Khu vực sản xuất nhạc cụ nằm trọn trong khuôn viên của ngôi nhà truyền thống khang trang mới được xây dựng hơn hai năm qua đã trở thành điểm đến quen thuộc cho những ai say mê loại nhạc cụ truyền thống đàn T’rưng hay những tác phẩm bằng tre, nứa, gỗ do các nghệ nhân ở đây tạo ra.

Công việc mà 12 lao động thường xuyên ở đây, không mang lại cho họ những khoản thu nhập đáng kể. Nhưng sự nhiệt huyết và trách nhiệm đối với nghề truyền thống họ muốn truyền cho con cháu đời sau giữ gìn và mang lại nét đẹp cho cuộc sống, nhiều sản phẩm đã được tạo ra từ một hợp tác xã bé nhỏ này.

Người nhiều tuổi nhất là anh Ksor Ché đã có 30 năm trong nghề, không để thua kém những bậc cha anh đi trước Ksor Thưm 18 tuổi cũng tiến bộ vượt bậc.

Nghe anh Ksor Thư trong ban quản lý hợp tác xã giải thích và được tận mắt chứng kiến quy trình hoàn thành một chiếc đàn T’rưng mới thấu hiểu được niềm đam mê của họ lớn đến mức nào.

Việc đầu tiên là chọn một loại tre, nứa tốt, thường thì hợp tác xã này phải vào khai thác tận trong khu vực Sê San cách Plei-cu gần 50km. Sau đó, loại tre nứa này được cắt thành từng ống cho phù hợp với kích cỡ của mỗi loại đàn to hay nhỏ, gọt đẽo thành những ống vát đem vào kho lưu giữ đúng một năm tròn mới được đem ra để tiến hành các bước tiếp theo.
Đẽo gọt các ống tre, nứa

Những người gọt đẽo sản phẩm đều phải chơi thành thạo nhạc cụ này, biết những nét căn bản về đàn organ để chỉnh âm cho chuẩn nhất. Làm giá để đàn, rồi liên kết các thanh tre lại với nhau.

Khâu cuối cùng là kiểm tra âm thanh khi đã liên kết toàn bộ các thanh tre và đưa lên giá. Công việc này đòi hỏi người kiểm tra phải rất thành thạo và hiểu sâu sắc về đàn mới có thể cho ra một cây đàn tốt nhất. Nếu chưa đạt được yêu cầu, tiếp tục điều chỉnh các ống tre sao cho phù hợp.

Một người làm lâu năm, trong một ngày cũng chỉ thu nhập được hơn 50.000 đồng, quả là một con số ít ỏi cho những người tạo ra một sản phẩm nghệ thuật.

Chúng tôi thắc mắc khi được biết có nhiều đơn đặt hàng trong thời gian sắp diễn ra Festival cồng chiêng quốc tế lần thứ nhất tại Gia Lai vào tháng 11 mà lượng dự trữ các loại tre, nứa để làm đàn không đủ thì phải làm cách nào. Anh Thư cũng bày tỏ rằng, công đoạn để tre trong kho có thể rút ngắn lại nhưng phải nhờ đến hệ thống bếp lò hong khô với nhiệt độ vừa phải trong thời gian một tuần rồi mang cất vào kho sau 2 - 3 tháng là sử dụng được. Thời gian này, anh em trong hợp tác xã cũng có thêm thu nhập vì thời gian làm việc trong ngày dài hơn.

Để cảm ơn tấm chân tình, sự cảm thông với người làm đàn, chị Bla đã tặng chúng tôi nhạc phẩm “Cầu mưa” độc tấu bởi cây đàn T’rưng vừa “ra lò”. Âm thanh trong vắt như tiếng suối, như tiếng lá rừng xào xạc khi gió thổi về làm tất cả khách thăm nín lặng.
VŨ DUY
Phản hồi (0)
Hiển thị 0 trong 0 phản hồi  


Viết phản hồi
 
Hỗ trợ trực tuyến
Hà Nội
0979 499 501
Đà Nẵng
0943 683 790
TPHCM
0903 728 455‬
Làm việc Thứ 2 - CN
Hà Nội: 9h-20h
Đà Nẵng: 8h-20h
TP HCM: 9h-19h
Video
Nhạc Cụ Tiến Mạnh trên truyền hình Hà Nội
Nhạc Cụ Tiến Mạnh trên truyền hình Hà Nội
Bình chọn
Liên kết
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 503
   Truy cập trong ngày : 6949
   Tổng số truy cập : 18054663
Lên đầu trang