Tìm kiếm sản phẩm
     
Quick Comment
Đình Phong Phú : Dạ cho em hỏi bên mình còn XPS-10 không ạ
Tạ Phan Thùy Anh : Cho em xin hỏi là PSR-E273 còn không ạ
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Trần Kim Thúy Vy
Dạ mình đặt ở đâu vậy ạ, và đã nhận được hàng chưa ạ?
Trần Kim Thúy Vy : Hôm qua 23/4 mình có đặt mẫu ukulele KA TE, cho mình hồi lại nha shop Mình cảm ơn ạ
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Phạm Thế Long
chào anh, bên em có sẵn hàng ở tất cả các chi nhánh ạ. Anh nhắn tin zalo hoặc liên hệ vào số 0979 499 501 để được tư vấn cụ thể hơn ạ 
Thân!
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Đinh Trần Hoàng Sơn
dạ hôm đó em có gọi cho anh nhưng thuê bao ạ, hôm nay em có gọi lại vẫn thuê bao, anh kiểm tra lại sdt giúp em ạ, hoặc mình có thể nhắn qua zalo số 0979 499 501 để liên hệ trực tiếp với bên em ạ, em cảm ơn 
Thân!

Họ & Tên :
Email :
Nội dung : Mã xác nhận:
 
Quảng cáo
Tinh tế và sâu sắc âm nhạc cung đình Việt Nam 12/26/2012 1:41:06 PM Do suy nghĩ âm nhạc cung đình Việt Nam là “thứ âm nhạc phong kiến”, không ít người thờ ơ, thậm chí quay lưng với bộ môn này. “Chỉ có đầu óc con người còn nặng tư tưởng đó chứ không có âm nhạc nào là phong kiến cả. Ngày xưa, âm nhạc cung đình chỉ phụng sự riêng cho triều đình, nhưng ngày nay, thật may mắn là nghệ thuật đặc sắc ấy đã được đem ra biểu diễn để mọi người cùng thưởng thức” - giáo sư - tiến sĩ Trần Văn Khê khẳng định.

Một nền âm nhạc có bản sắc riêng

Giáo sư Trần Văn Khê và các nhạc công

Năm 2003, âm nhạc cung đình Việt Nam đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại bởi sự độc đáo, tinh tế và những giá trị to lớn về phương diện lịch sử lẫn nghệ thuật. Chương trình sinh hoạt nghệ thuật định kỳ lần thứ 15 tại tư gia giáo sư - tiến sĩ Trần Văn Khê vào đêm 23-3 đã giúp khán giả hiểu thêm về bộ môn âm nhạc truyền thống này.

Đặc biệt, chương trình này có sự tham gia của bảy nhạc công tài năng và giàu tâm huyết của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế và họ đã cho khán giả cơ hội thấy tận mắt, nghe tận tai những bài bản tiêu biểu của âm nhạc cung đình như Mã Vũ - Du Xuân, Mã Vũ - Mang - Bông, Ngũ Đối Thượng, Long Ngâm, Tiểu Khúc, biểu diễn kèn cung Ai và mười bản Ngự (gồm Phẩm Tuyết, Nguyên Tiêu, Tây Mai, Xuân Phong, Kim Tiền…).  

Hiếm có bộ môn âm nhạc nào phong phú cả về thể loại, thang âm điệu thức cho đến các loại nhạc cụ như âm nhạc cung đình Việt Nam. Dàn đại nhạc được tổ chức quy mô gồm đại hồng chung, đại cổ, trống võ, bồng, mõ, thanh la, chập chõa, sinh tiền, kèn và nhị. Dàn tiểu nhạc (còn được gọi là nhã nhạc hoặc ti trúc tế nhạc) được sử dụng trong các đám rước, yến tiệc của triều đình gồm các nhạc cụ ở ba bộ gõ, hơi, dây (gảy và kéo).

Các nhạc công của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế biểu diễn kèn cung Ai

Cụ thể, một dàn nhã nhạc gồm có các loại đàn dây tơ như đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tam, đàn tỳ bà kết hợp với sáo trúc, trống bảng một mặt, tam âm la và sinh tiền. Hầu hết các loại nhạc cụ trong dàn nhã nhạc đều chỉ có một chiếc nhưng vẫn tạo ra được nhiều màu âm rất phong phú như tiếng kim, tiếng thổ, tiếng trầm, tiếng bổng, tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng đồng, tiếng đá, tiếng da và tiếng mộc.

Trong kho tàng bài bản vô cùng phong phú của âm nhạc cung đình Việt Nam còn được lưu giữ đến ngày nay, một số bài được cho là có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, trong đó mười bản Ngự (mười bản liên hoàn) bị nhiều người gọi là mười bản Tàu. Về vấn đề này, giáo sư - tiến sĩ Trần Văn Khê khẳng định: “Trong các tài liệu nghiên cứu âm nhạc của Trung Quốc không có ghi nhận bài bản nào giống hoặc tương tự với mười bản Ngự của Việt Nam, ngay cả tên gọi của các bài bản cũng không có sự tương đồng nào”.

“Di sản là thứ không được can thiệp vào”

Giáo sư Trần Văn Khê giới thiệu âm nhạc cung đình Việt Nam

Việc bảo tồn và phát huy âm nhạc cung đình Việt Nam nói riêng và nhiều loại hình văn hóa truyền thống nói chung cần phải thận trọng để không làm mất đi bản sắc riêng của từng loại hình. Về vấn đề này, giáo sư - tiến sĩ Trần Văn Khê cho biết: “Dàn nhạc giao hưởng phương Tây có đến hơn một trăm cây đàn, đó là nét đặc trưng của họ.

Dàn nhạc cung đình Việt Nam cũng có nét đặc sắc riêng, nếu thêm vào đó vài cây sáo, năm bảy cây đàn tranh, chục cây đàn nguyệt… thì làm sao nghe được âm sắc của từng loại nhạc cụ? Điều này cũng giống như không ai được quyền nối dài cánh tay Venus trong bức tượng Venus de Milo hoặc tô đỏ đôi môi nàng Mona Liza. Nói chung, di sản là thứ không thể can thiệp vào”.

Ngày xưa, âm nhạc cung đình Việt Nam chỉ được dùng trong các dịp đại lễ như lễ tế trời đất ở đàn Nam Giao (giao nhạc), năm lễ tế thần (ngũ tự nhạc), lễ Vạn thọ, lễ tiếp sứ thần (đại triều nhạc) và các buổi yến tiệc (đại yến nhạc). Ngoài ra còn có các thể loại khác dùng trong các miếu (miếu nhạc), cung phủ (cung trung chi nhạc)…

Ngày nay, âm nhạc cung đình Việt Nam - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - đã vượt ra khỏi biên cương đất nước, đi ra thế giới. Mỗi chuyến lưu diễn ở nước ngoài không chỉ đơn giản là dịp đem nghệ thuật truyền thống của nước nhà đi giao lưu với thiên hạ, mà là một cơ hội chứng tỏ với bạn bè thế giới rằng Việt Nam không chỉ là một dân tộc anh hùng trong đấu tranh, mà còn là một dân tộc có tâm hồn tế nhị, sâu sắc và phong phú.

Theo CÚC HOA
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Phản hồi (0)
Hiển thị 0 trong 0 phản hồi  


Viết phản hồi
 
Hỗ trợ trực tuyến
Hà Nội
0979 499 501
Đà Nẵng
0943 683 790
TPHCM
0903 728 455‬
Làm việc Thứ 2 - CN
Hà Nội: 9h-20h
Đà Nẵng: 8h-20h
TP HCM: 9h-19h
Video
Nhạc Cụ Tiến Mạnh trên truyền hình Hà Nội
Nhạc Cụ Tiến Mạnh trên truyền hình Hà Nội
Bình chọn
Liên kết
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 171
   Truy cập trong ngày : 6627
   Tổng số truy cập : 18054341
Lên đầu trang