Tìm kiếm sản phẩm
     
Quick Comment
Đình Phong Phú : Dạ cho em hỏi bên mình còn XPS-10 không ạ
Tạ Phan Thùy Anh : Cho em xin hỏi là PSR-E273 còn không ạ
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Trần Kim Thúy Vy
Dạ mình đặt ở đâu vậy ạ, và đã nhận được hàng chưa ạ?
Trần Kim Thúy Vy : Hôm qua 23/4 mình có đặt mẫu ukulele KA TE, cho mình hồi lại nha shop Mình cảm ơn ạ
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Phạm Thế Long
chào anh, bên em có sẵn hàng ở tất cả các chi nhánh ạ. Anh nhắn tin zalo hoặc liên hệ vào số 0979 499 501 để được tư vấn cụ thể hơn ạ 
Thân!
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Đinh Trần Hoàng Sơn
dạ hôm đó em có gọi cho anh nhưng thuê bao ạ, hôm nay em có gọi lại vẫn thuê bao, anh kiểm tra lại sdt giúp em ạ, hoặc mình có thể nhắn qua zalo số 0979 499 501 để liên hệ trực tiếp với bên em ạ, em cảm ơn 
Thân!

Họ & Tên :
Email :
Nội dung : Mã xác nhận:
 
Quảng cáo
Nhạc sỹ Vũ Nhật Tân - Tôi đam mê thì tôi theo đuổi vậy thôi 12/26/2012 1:35:49 PM Tôi thích sưu tầm và sở hữu âm thanh và âm sắc, đó là lý do và ý nghĩa công việc của tôi "Tôi thích sưu tầm và sở hữu âm thanh và âm sắc, đó là lý do và ý nghĩa công việc của tôi" - nhạc sĩ Vũ Nhật Tân chia sẻ.

- Anh sử dụng được những nhạc cụ nào? Anh thích loại nhạc cụ nào nhất?

- Tôi đã học và chơi đàn piano hơn 20 năm qua nên đó là nhạc cụ tôi chơi thành thạo nhất, và tôi cũng thích piano nhất.

Nhạc sĩ Vũ Nhật Tân

- Có thứ gì đó không phải là nhạc cụ mà anh vẫn có thể sử dụng trong các sáng tác của mình không?

- Hầu như với tất cả những thứ - tuy không phải là nhạc cụ - thì tôi đều tìm cách chế biến, và sử dụng được trong các tác phẩm của mình. Tôi thích sưu tầm và sở hữu âm thanh và âm sắc, đó là lý do và ý nghĩa công việc của tôi.

- Tại sao anh ngừng giảng dạy ở Nhạc viện?

- Có một thời gian tôi tạm nghỉ giảng dạy môn sáng tác ở Nhạc viện (nay gọi là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Lý do là ông trưởng khoa sáng tác khi ấy không muốn tôi tham gia giảng dạy. Nay ông đã nghỉ hưu, vậy nên lý do ấy cũng "về hưu" luôn.

- Theo anh có bất cập gì không, trong công tác đào tạo nhạc sỹ ở ta?

- Việc đào tạo âm nhạc ở nước ta nói riêng, cũng là nằm trong hệ thống giáo dục nói chung, còn khá nhiều bất cập! Kể ra thì dài dòng lắm.

- Nếu tiếp tục quay trở lại bục giảng, anh muốn truyền cho học sinh của mình điều gì?

- Tôi đã giảng dạy trở lại được hai năm nay, chuyên về công nghệ âm nhạc và âm nhạc điện tử. Trong phạm vi giáo trình của mình, tôi luôn khuyến khích sinh viên có tinh thần sáng tạo và đam mê cái mới, ham học hỏi, cởi mở và hoà nhập với cộng đồng.

- Theo anh điều đó sẽ tốt hay xấu cho cá nhân họ nói riêng và cho âm nhạc nước ta nói chung?

- Những điều đó vừa tốt cho sinh viên nói riêng và cũng tốt cho tất cả mọi người.

- Anh định nghĩa nhạc đương đại, nhạc thể nghiệm thế nào? Nghệ thuật ấy hướng tới điều gì? Sự khác biệt giữa trong và ngoài nước ra sao?

- Cá nhân khó mà định nghĩa được bởi "câu chuyện" này rất rộng và vô cùng dài. Nói chung, nghệ thuật thể nghiệm luôn hướng tới cái mới và tìm tòi cái mới. Chỉ khác là ở nước ngoài, những loại hình nghệ thuật thể nghiệm được công chúng đón nhận với thái độ cởi mở. Đồng thời, đa số nghệ sĩ thể nghiệm nhận được sự hỗ trợ cả về phương tiện lẫn tinh thần từ nhiều dạng quĩ tài trợ khác nhau. Trong khi ở nước ta thì tình hình dường như ngược lại.

- Anh nhận định về thứ mà mình đang theo đuổi thế nào? Cảm nhận của những người mà anh đã gặp về âm nhạc của anh?

- Tôi đam mê thì tôi theo đuổi vậy thôi. Những khán giả và bạn bè đã nghe nhạc của tôi cho rằng đối với họ, thứ nhạc ấy vừa lạ vừa đôi khi rất thu hút...

- Anh nhận định về tương lai của nghệ thuật thử nghiệm, đương đại, noise... sẽ như thế nào? Nó có tốt cho công chúng không?

- Tôi xin miễn bình luận. Tôi không phải nhà tiên tri.

- Có những nhạc sỹ, bạn diễn nào đang đồng hành cùng anh? Quan điểm nghệ thuật của họ có giống và khác anh không?

- Chúng tôi vẫn có nhóm electronic/noise music (nhạc điện tử/tiếng ồn) gồm SơnX, Trí Minh, Nguyễn Mạnh Hùng, gần đây có thêm Đàm Quang Trần Minh (Minh xù) chơi guitar ngẫu hứng nữa. Trong chuyến trình diễn ở thành phố Hồ Chí Minh vừa qua, tôi có chơi noise chùng với bạn Nguyễn Hồng Giang là sinh viên Nhạc Viện TP. HCM, một bạn rất trẻ và rất "noisy".

- Cuộc sống riêng của anh hiện tại ra sao? Sống có hôn nhân có khác với cuộc sống độc thân trước kia? Anh chị đang sống mỗi người một đầu đất nước? Tương lai sẽ ra sao?

- Hiện tại thì chúng tôi đang sống ở cả hai nơi, Hà Nội và TP. HCM. Đương nhiên là cuộc sống đã hôn nhân khác với chưa hôn nhân rất nhiều, cũng một phần do cả hai phải bay đi bay lại liên tục nên hay bị chênh lệch về áp suất và độ cao! Tương lai thì (có lẽ) vẫn bay lượn vậy thôi. Vợ chồng tôi vẫn mong mỏi đến ngày hoàn thành tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam để đỡ phải bay nhiều thêm nữa.

- Trong gia đình anh hợp với ai nhất?

- Chuyện riêng tư bạn à, nhưng có lẽ là hợp vợ nhất, bởi vì là vợ mình mà.

- Anh có nghĩ mình đang thành đạt không? Anh định nghĩa thế nào là thành đạt?

- Tôi nghĩ rằng mình đang làm việc và sẽ làm việc. Hy vọng rằng có việc làm tức là "thành" và "đạt" rồi.

Sinh ngày 08-08-1970 tại Hà Nội.

Là nhà soạn nhạc chuyên về nhạc giao hưởng, nhạc thính phòng, độc tấu nhạc cụ và soạn cho nhạc cụ truyền thống Việt Nam.

1980 học piano tại Nhạc viện Quốc gia HN.

1981-1995 học sáng tác và nghiên cứu âm nhạc với giáo sư Trần Trọng Hùng, lấy bằng cử nhân âm nhạc tại Nhạc viện Quốc gia Hà Nội.

2000-2001 học soạn nhạc điện tử với Clarence Albertson Barlow và nhạc hiện đại với Johannes Fritsch tại ĐH Âm nhạc Steatlich Hochschule fuer Music, Cologne CHLB Đức theo học bổng Deutscher Akademischer Austauschdienst DAAD.

2002 học sáng tác và nghiên cứu âm nhạc dân tộc học với giáo sư Chinary Ung tại ĐH Tổng hợp San Diego UCSD California Mỹ, do Hội đồng Văn hoá châu Á ACC New York tài trợ.
Theo Lê Tiến Đạt
Phản hồi (0)
Hiển thị 0 trong 0 phản hồi  


Viết phản hồi
 
Hỗ trợ trực tuyến
Hà Nội
0979 499 501
Đà Nẵng
0943 683 790
TPHCM
0903 728 455‬
Làm việc Thứ 2 - CN
Hà Nội: 9h-20h
Đà Nẵng: 8h-20h
TP HCM: 9h-19h
Video
Nhạc Cụ Tiến Mạnh trên truyền hình Hà Nội
Nhạc Cụ Tiến Mạnh trên truyền hình Hà Nội
Bình chọn
Liên kết
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 428
   Truy cập trong ngày : 6877
   Tổng số truy cập : 18054591
Lên đầu trang