Tìm kiếm sản phẩm
     
Quick Comment
Đình Phong Phú : Dạ cho em hỏi bên mình còn XPS-10 không ạ
Tạ Phan Thùy Anh : Cho em xin hỏi là PSR-E273 còn không ạ
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Trần Kim Thúy Vy
Dạ mình đặt ở đâu vậy ạ, và đã nhận được hàng chưa ạ?
Trần Kim Thúy Vy : Hôm qua 23/4 mình có đặt mẫu ukulele KA TE, cho mình hồi lại nha shop Mình cảm ơn ạ
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Phạm Thế Long
chào anh, bên em có sẵn hàng ở tất cả các chi nhánh ạ. Anh nhắn tin zalo hoặc liên hệ vào số 0979 499 501 để được tư vấn cụ thể hơn ạ 
Thân!
Nhạc Cụ Tiến Mạnh : Gửi bạn Đinh Trần Hoàng Sơn
dạ hôm đó em có gọi cho anh nhưng thuê bao ạ, hôm nay em có gọi lại vẫn thuê bao, anh kiểm tra lại sdt giúp em ạ, hoặc mình có thể nhắn qua zalo số 0979 499 501 để liên hệ trực tiếp với bên em ạ, em cảm ơn 
Thân!

Họ & Tên :
Email :
Nội dung : Mã xác nhận:
 
Quảng cáo
Lịch sử các loại nhạc cụ: Phần I - Piano 12/26/2012 1:08:45 PM Piano là tên một nhạc cụ thuộc loại có bàn phím (keyboard), nhạc cụ gõ (percussion) hay nhạc cụ dây (string), tùy thuộc vào cách thức phân loại. I.Sơ lược về đàn piano

small-grand-piano.jpg
Piano là tên một nhạc cụ thuộc loại có bàn phím (keyboard), nhạc cụ gõ (percussion) hay nhạc cụ dây (string), tùy thuộc vào cách thức phân loại. Đàn piano tạo ra âm thanh bằng cách gõ vào các sợi dây thép bằng những chiếc búa bọc nỉ bật lên ngay tức thì để cho dây đàn tiếp tục ngân vang ở tần số cộng hưởng của nó. Những rung động này được truyền qua các cầu đến bảng cộng hưởng (soundboard), bộ phận khuếch đại chúng. Âm vực của cây đàn piano ban đầu cũng chỉ có bốn, hay nhiều nhất là năm quãng tám giống như ở đàn harpsichord. Nhưng dần dần nó đã mở rộng tới trên bảy quãng tám vì những thay đổi cấu trúc đàn đã cho phép lực căng tăng lên tới vài tấn.

Đàn piano được sử dụng rộng rãi trong âm nhạc phương Tây cho biểu diễn độc tấu, âm nhạc thính phòng và nhạc đệm. Nó cũng rất phổ biến với vai trò một phương tiện trợ giúp cho sáng tác và diễn tập. Mặc dù không thể mang vác và giá thành đắt đỏ, sự đa dụng và hiện diện khắp nơi của nó đã khiến nó nằm trong số những nhạc cụ quen thuộc nhất.

Từ piano là dạng rút gọn của từ pianoforte, hiếm khi được dùng ngoại trừ trong ngôn ngữ trang trọng và có nguồn gốc từ cái tên gốc tiếng Ý của nhạc cụ là gravicèmbalo col piano e forte, (có nghĩa harpchichord với âm nhẹ và mạnh). Điều này có liên quan đến khả năng của đàn piano trong viêc tạo ra các nốt ở các mức độ sắc thái khác nhau phụ thuộc vào tốc độ và lực nhấn phím.

Các đàn piano ngày nay có hai hình dạng cơ bản (với các phân loại nhỏ hơn của chúng) là piano cánh (grand piano) và piano đứng (upright piano hay vertical piano). Ngoài ra theo sự phát triển của kĩ thuật hiện đại, một số dạng piano khác cũng đã xuất hiện như piano tự động (player piano), piano đồ chơi (toy piano), piano đặt sẵn chương trình (prepared piano), piano kỹ thuật số (digital piano)...

II.Lịch sử phát triển đàn piano
1.Grand piano
Những chiếc grand piano ngày nay được xây dựng trực tiếp từ những chiếc đàn clavico _clavecin (harpsichord) từ khoảng thế kỷ 16 và 17. Khoảng năm 1700, Bartolomeo Cristofori đã thử tạo ra một chiếc đàn harpsichord mà có thể biểu hiện âm nhạc một cách truyền cảm hơn, và đã tạo ra một bộ máy mà các búa gõ vào các dây, khác với đàn harpsichord là dùng quill (dụng cụ gảy đàn bằng ống lông) để gảy. Một đặc trưng lớn khác ở đàn piano thời đầu của ông là cơ cấu búa thoát, nó khiến cho búa tách rời khỏi phím một khi các nốt được đánh lên, và rồi chơi lại ở một vận tốc khác hẳn, làm thay đổi hẳn sự biểu cảm của chính các note đó. Những chiếc piano đầu tiên của Critofori vẫn còn chứa đựng rất nhiều nét giống với thiết kế của một cây đàn clavecin, còn âm thanh thì phần nhiều vẫn như thế, ngoại trừ việc là người chơi bấy giờ có thể chơi nhạc bằng việc nhấn vào bàn phím.

Các thiết kế của Critofori không được biết đến mãi cho đến những năm cuối của 1700, khi các bản thiết kế piano của ông được xuất bản. Các nhà sản xuất như Gottfried Silbermann người Đức và học trò của ông là Christian Friederici và Johannes Zumpe bắt đầu phát triển piano với vai trò là một nhạc cụ độc lập với clavecin. Mặc dù lúc đầu ko được ấn tượng cho lắm nhưng được J.S.Bach ủng hộ năm 1747. Âm nhạc bắt đầu được viết riêng cho piano từ năm 1732 và kỷ nguyên của nó với vai trò một nhạc cụ dành cho biểu diễn bắt đầu.

Sự phát triển của grand piano sau năm 1750 diễn ra theo hai hướng cơ bản. Ở Anh, đàn piano được thiết kế nặng hơn và phức tạp hơn, giống với những cây đàn ngày nay hơn. Ở Đức, một loại khác nhẹ hơn và cấu trúc đơn giản hơn được biết đến như một cây đàn xứ Vienna, được nhà sản xuất Johann Andreas Stein xây dựng, đó chính là những cây đàn mà Haydn, Mozartvà Beethoven đã chơi và soạn nhạc trên đó.

Khi grand piano ngày càng phát triển, nó dần trở thành một nhạc cụ độc lập và cần làm cho âm thanh to hơn. Để tăng âm, các dây phải dầy hơn và bộ khung phải khoẻ hơn nữa, như thế có thể đạt được một áp lực lớn hơn. Bộ khung của đàn piano thông thường được làm bằng gỗ, trở nên dày hơn và nặng hơn và thanh chằng chéo giúp nó kiên cố hơn. Đến năm 1820, Thomas Allen thậm chí vẫn còn dùng các ống kim loại để giữ căng các dây, và một nhà sản xuất thành công người Anh là John Broadwood bắt đầu dùng các tấm bằng sắt để giữ cho chúng được căng lên, mà giờ đây các đĩa đó phần lớn được làm bằng kim loại hơn là bằng gỗ. Năm 1825 Alpheus Babcock sáng chế ra khung bằng gang và sau đó năm 1843, một người Mỹ là Jonas Chickering bắt đầu làm piano với một đĩa tròn vành, một nét đặc trưng của các piano cánh ngày nay. Một sự phát triển đáng chú ý khác là việc chằng các dây, được phát triển bởi Henri Pape năm 1828 và Steinway cấp bằng sáng chế năm 1859, ông đã đặt các dây bass dài hơn lên cao hơn các dây kim, giúp cho các dây dài hơn ở trong hộp ngắn hơn và đặt các dây bass ở giữa qua một bảng cộng hưởng (soundboard) để có một sự hồi âm tốt hơn.

Grand piano được bắt đầu sản xuất hàng loạt vào những năm 1800, cùng với sự thành lập của các công ty như: John Broadwood & Sons,Jonas Chickering, Julius Blũthner, Ignaz Bosendorfer, Friedrich Bechstein, Henry Steinway và Sebastien Erard, những công ty này hoàn toàn phát triển từ nền tảng của mẫu đàn cánh đó tới năm 1821.

2.Vertical piano
Sự thử nghiệm đầu tiên để tạo ra một vertical piano đứng xảy ra khoảng vào giữa năm 1735 và 1745. Một người Italia là Domenico Del Mela đã thiết kế một chiếc vertical piano năm 1739 sử dụng một cấu trúc đơn giản. Năm 1745 một người Đức là Christian Ernst Friederici lại tạo ra một loại nhạc cụ được biết đến là "Pyramid piano" (piano kim tự tháp), sở dĩ có tên như vậy là vì hình dáng đặc biệt của chúng. Friederici xuất phát từ cây đàn grand piano vốn có và kết hợp thiết kế hình dáng của vertical piano, nâng các dây và soundboard lên vuông góc với bàn phím và vì thế khiến chúng đứng thẳng, còn các trục lên dây ở dưới đáy của bộ dây, ngay trên các phím. Các cấu trúc piano mà Friederici sử dụng là một phiên bản giản đơn hoá từ một thiết kế của Bartolomeo Christofori năm 1720, tuy nhiên bộ cơ của Friederici thiếu mất các đặc trưng mô phỏng trong nguyên bản của Christofori. Toàn khối nhạc cụ đó được đặt đứng trên một cái bệ hoặc bàn và đằng trước có các cánh cửa có thể đóng mở tự động, để lộ ra bộ dây và soundboard. Các thiết kế này mới chỉ kết hợp giữa grand và vertical piano, sử dụng các dây và soundboard của vertical piano và bộ cơ của grand piano. Các mẫu này được đưa ra vào những năm 1800 nhưng rất mờ nhạt và thua kém so với những mẫu sau này, và đến năm 1840, pyramid piano và vertical piano đã cùng đồng thời bị ngừng sản xuất.

Vertical piano còn tiến hoá đến tận cuối những năm 1780 với sự phát triển của một cấu trúc được thiết kế hoàn toàn thẳng đứng, theo sự thẳng hàng của bộ dây và soundboard. Những chiếc đàn đầu tiên được gọi là một "sticker" (gai), vì có những cái sticker dài làm bằng gỗ nối mặt sau của phím tới đầu cần. Đầu cần được dựng vuông góc với bộ dây và bắt đầu một quá trình bằng việc đầu cần đập trở lại các dây và cứ thế tiếp tục quay lại. Nó được John Landreth thiết kế vào năm 1787 và được William Southwell người Anh xây dựng và bổ sung năm 1798. Một sự phát triển quan trọng khác nữa là dây chằng chéo, giúp cho các dây ở đàn vertical piano dài hơn và cải thiện âm thanh. Năm 1831 Hermann Lichtenthal đã thiết kế ra một hệ thống mà ở đó búa được kiểm soát bằng độ dài của dải băng, như vậy sẽ không cần phải dồn các dây lên một cú đánh đơn lẻ nữa. Robert Wornum - người Anh đã tinh lọc cơ cấu tape-check, đó là cơ sở cho các bộ cơ của vertical piano ngày nay. Có 2 phương thức chống rung bộ dây khác nhau đã được cải tiến. Một cách là sử dụng hệ thống overdamper (giảm âm quá mức), ở đó một dây kim loại dài được gắn với đằng trước của mỗi đòn bẩy trung gian để đi lên và vượt qua đỉnh của các búa. Khi nhấn các phím, sợi dây sẽ chuyển động theo một liên kết để đặt một miếng nỉ hình vuông xuống các dây trước khi búa đập xuống và bật miếng nỉ trở lại khi không nhấn các phím nữa. Hệ thống này tiếp tục được sử dụng cho đến những năm cuối 1800 và rất phổ biến ở Anh và Đức. Hệ thống chống rung thứ hai là một đòn bẩy có bản lề, được nối tới đằng sau của mỗi máy búa gần bộ dây, nó xoay miếng nỉ vuông rời khỏi dây bằng một vòng xích tới đòn bẩy trung gian. Thiết kế này có hiệu quả hơn trong việc chống rung và được sử dụng ở các vertical piano ngày nay. Mẫu vertical piano đã tương đối hoàn chỉnh và các cây đàn ngày nay cơ bản là không thay đổi gì so với những thiết kế từ những năm đầu 1800 đó.

Đến năm 1840, vertical piano tương tự như những gì chúng ta thấy ngày nay, mặc dù có nhỏ hơn và với cấu trúc tinh vi hơn. Các dây giờ đây chạy thẳng từ đỉnh xuống đáy thùng (mà giờ đây được đặt dưới đất chứ ko phải trên một cái bàn như ở pyramid piano). Hệ thống lên dây giờ đây được đặt ở đỉnh của hộp đàn, với các dây chạy chéo xuống hộp đàn và được gắn chặt ở đáy. Bộ cơ và bàn phím nằm ở trung tâm của bộ dây với một phím đẩy sticker lên cao và làm các búa chuyển động lại về hướng các dây.

Những năm sau này, các nhà sản xuất đua nhau làm ra những chiếc đàn piano với những cải tiến hoặc biến đổi khác nhau. Có rất nhiều tên tuổi lớn trong làng sản xuất piano với những nhãn hiệu nổi tiếng và được tín nhiệm như : Broadwood, Baldwin, Marshall& Rose, Kemble,Yamaha, Kawai, Whelpdale & Maxwell, Steinway, Wendl & Lung.... mà ở mỗi hãng, cây đàn lại có một phong cách hay đặc trưng riêng biệt. Thế kỷ 20 đựơc nhìn nhận là có nhiều cuộc chạy đua về kỹ thuật và mẫu mã của cây đàn, hết phóng to lại thu nhỏ, thêm một bộ phận này, bớt một bộ phận khác, tuy vậy, về tổng thể, những thay đổi đó vẫn dựa trên những nguyên mẫu từ thế kỉ 19.

Nguồn: classicalvietnam

Phản hồi (0)
Hiển thị 0 trong 0 phản hồi  


Viết phản hồi
 
Hỗ trợ trực tuyến
Hà Nội
0979 499 501
Đà Nẵng
0943 683 790
TPHCM
0903 728 455‬
Làm việc Thứ 2 - CN
Hà Nội: 9h-20h
Đà Nẵng: 8h-20h
TP HCM: 9h-19h
Video
Nhạc Cụ Tiến Mạnh trên truyền hình Hà Nội
Nhạc Cụ Tiến Mạnh trên truyền hình Hà Nội
Bình chọn
Liên kết
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 236
   Truy cập trong ngày : 1271
   Tổng số truy cập : 18060422
Lên đầu trang